TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

Lượt xem:

Đọc bài viết

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI.

 Trong bài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tuần này, tôi xin gửi tới các thầy cô, quý bậc phụ huynh và toàn thể các em học sinh cách phòng chống bệnh Sởi.

1. Nguyên nhân.

Sởi là do tình trạng nhiễm vi rút rubella. Lây truyền qua đường hô hấp, khi người mang vi rút này hắt hơi, ho thì vi rút trong các giọt nước bọt, dịch tiết của người bệnh sẽ lan ra ngoài môi trường và có thể tồn tại tới 2 tiếng ngoài không khí. Không may chúng ta hít phải những giọt nước chứa vi rút này đều có thể bị nhiễm bệnh.( 90%  những người tiếp xúc với người bệnh  sẽ bị lây sởi nếu chưa được phòng ngừa. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, và nếu cơ thể đã mang bệnh một lần thì sẽ có hệ miễn dịch suốt đời.

2. Triệu chứng của bệnh.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh sởi là sốt cao, chảy nước mũi, ho, mắt sưng đỏ, viêm. Vài ngày sau đó, những nốt nhỏ màu trắng sẽ xuất hiện trong miệng, đặc biệt là ở hai bên má.

1-3 ngày  sau đó nữa, các ban mụn sẽ nổi khắp mặt, cổ và lan xuống cơ thể. Khi đó thân nhiệt cao, có thể lên tới 40,6 độ C. Các vùng phát ban có thể trở nên ngứa ngáy. Ngoài ra cơ thể cảm thấy mệt mỏi, có cảm giác đau nhức; ho trở nên nặng hơn.

Ban xuất hiện khoảng 5 ngày và khi “tàn” sẽ có màu hơi nâu nâu rồi sẽ biến mất, để lại lớp da khô, bong tróc.

3. Những biến chứng có thể gặp.

Khoảng 20 – 30% trường hợp mắc sởi gặp một số biến chứng như tiêu chảy hay viêm tai.

Một số khác có thể gặp các biến chứng nặng hơn như viêm phổi, viêm màng não, viêm não.

4. Điều trị bệnh.

Nếu nghi ngờ người thân mình nhiễm sởi, điều đầu tiên là cần đưa ngay tới cơ sở y tế.

Cho người bệnh uống thật nhiều nước để giảm thiểu tình trạng cơ thể bị mất nước do sốt.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tăng cường đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho người bệnh tránh nhiễm trùng.

Có thể để một chậu nước nóng hay máy làm ẩm trong phòng bệnh nhân để tăng độ ẩm cho không khí, giúp giảm các kích thích gây ho.

5. Cách phòng bệnh.

Vắc xin là cách duy nhất và tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi. Trẻ em cần được tiêm 2 mũi theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ y tế. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ  9 tháng tuổi (lúc này chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch), mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi ( lúc này tỷ lệ bảo vệ là 90-95%).

Phát hiện sớm và cách ly người bệnh tránh lây lan.

Thường xuyên tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em. Trong trường hợp nhà có người bệnh thì phải tẩy trùng dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin B.

Qua bài tuyên truyền hôm nay cô mong quý phụ huynh và  các em sẽ có những kiến thức để phòng chống bệnh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.